Cách nấu cháo giải cảm vừa ngon vừa bổ dưỡng lại có hiệu quả trị bệnh, là phương pháp an toàn mà dân gian lưu truyền.
Như đã biết, những người bị bênh cảm cúm cần tránh những thức ăn khó tiêu. Bởi vậy cháo là thức ăn phù hợp nhất cho người đang mắc bệnh cảm cúm. Nhưng không phải cứ cháo là tốt cho người cảm cúm, cần phải biết kết hợp thực phẩm phù hợp để vừa bổ sung dinh dưỡng vừa giúp người bệnh mau khỏi. Ngoài ra khi bị bệnh, người bệnh thường cảm giác ăn không ngon nên cần phải nấu sao cho dễ ăn để người bệnh cảm giác ăn ngon miệng hơn củng là một điều đáng lưu ý.
Bài viết sau sẽ giới thiệu cách nấu một số món cháo dễ nấu nhưng rất hiệu quả cho người bị cảm cúm cho bạn tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
1. Cách nấu cháo hành giải cảm
Nói đến cháo hành chắc ai cũng nhớ đến Chí Phèo với bát cháo hành giải cảm của Thị Nở chứ. Cháo hành vừa dễ nấu vừa có tác dụng rất tốt trong việc giải cảm, không những người bệnh mà món cháo này còn rất phù hợp ăn mùa lạnh cho tất cả mọi người. Sau đây là cách nấu cháo hành đơn giản và ngon cho tất cả mọi người:
Nguyên liệu
- Gạo tẻ khoảng 200g
- Hành lá 50g
- Thịt lợn băm 100g
- Các gia vị cơ bản (tiêu, hạt nêm, muối, đường, bột ngọt)
Cách nấu cháo hành
- Gạo vo sạch để ráo, hành rửa sạch cắt nhỏ, thịt lợn rửa sạch băm nhỏ rồi ướp 1 thìa hạt nêm.
- Trước tiên cho gạo vào cùng nước nấu sôi khoảng 10 phút, sau đó cho thịt lợn đã ướp vào nấu thêm 10 phút nữa, cuối cùng cho hành lá vào nấu thêm 2 phút nêm các gia vị vừa ăn rồi tắt bếp múc cháo ra bát rồi rắc thêm tiêu và ăn nóng.
2. Cách nấu cháo tía tô giải cảm
Hành tuy tốt nhưng rất nhiều người không ăn được hành nên tía tô sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất. Tía tô có tính giải cảm, mạo, sốt, ho làm ra mồ hôi, tiêu hóa tốt nên rất tốt cho người đang bị cảm cúm.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ khoảng 200g
- Tía tô 50g
- Các gia vị cơ bản (tiêu, hạt nêm, muối, đường, bột ngọt).
Cách nấu cháo tía tô:
- Vo gạo sạch rồi ngâm trước nếu muốn nấu nhanh.
- Tía tô rửa sạch thái nhỏ.
- Nấu gạo với nước tới khi cháo gần chín thì nên các gia vị vừa ăn, cho tia tô vào khuấy lên rồi tắt bếp, cuối cùng là múc ra bát rắc thêm tiêu và ăn nóng.
Ngoài ra còn có thể nấu món cháo trứng tía tô để vừa ăn ngon lại bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh. Cách nấu cháo trứng giải cảm kết hợp với tía tô được thực hiện như sau.
Cách thực hiện tương tự nấu cháo tía tô nhưng trước khi cho tía tô vào thì đập trứng gà tươi vào cháo khuấy đều cho trứng tan và chín rồi mới cho tía tô vào rồi ăn nóng.
3. Cách nấu cháo gà giải cảm
Không giống thịt lợn, thịt gà có chứa rất nhiều chất đạm cũng như Protein nhưng hàm lượng chất béo lại rất thấp. Và đặc biệt trong thịt gà còn chứa amino axit, một hoạt chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống viêm nhiễm. Khi ăn cháo gà sẽ giúp cho cổ họng dịu bớt, tạo cảm giác dễ chịu hơn. Nên cháo gà có tác dụng giải cảm rất tốt.
Nguyên liệu:
Gạo, thịt gà có thể chặt hoặc thịt riêng nhưng giữ lại phần xương, các gia vị thông thường.
Cách nấu cháo gà:
- Vo gạo rồi nấu với tỉ lệ 1 lon gạo, 2 lít nước.
- Ướp thịt gà khoảng 10 phút cho thấm sau đó xào thịt gà sơ qua cho thơm. Sau khi nước sôi thì cho thịt gà vào hầm chung, khi thấy hạt gạo nở đều thì nêm thêm gia vị vừa ăn rồi cho thêm hành lá, rau thơm hoặc tía tô đều tốt, cuối cùng là rắc tiêu và ăn nóng.
4. Cách nấu cháo thịt bò giải cảm
Ngoài thịt gà thì thịt bò củng rất tốt cho người bị cảm. Thịt bò vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng nên món cháo thịt bò giải cảm cũng là một lựa chọn đúng đắn cho người bị cảm.
Tham khảo: Cách làm bò cuốn thập cẩm nướng thơm lừng hấp dẫn.
Nguyên liệu:
Gạo nếp, thịt bò, cà rốt, hành lá, các gia vị thường dùng.
Cách nấu cháo thịt bò:
- Thịt bò rửa sạch rồi băm nhỏ hoặc thái miếng mỏng. Cà rốt gọt vỏ rồi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Hành lá cắt nhỏ.
- Trước hết vo gạo sạch rồi cho vào ninh đến khi cháo. Thịt bò nên luộc qua để khử mùi hôi và cặn bẩn. Khi thấy cháo sôi các hạt gạo nở đều thì cho hỗn hợp thịt bò và cà rốt vào khuấy đều. Rồi nêm thêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Khi ăn, múc cháo ra bát rồi cho hành lá vào rắc thêm tiêu và ăn nóng.
5. Cách nấu cháo giải cảm cho bà bầu
Đối với bà bầu thì nên ăn các món cháo trứng, hành lá, tía tô và cháo gà như trên. Tuy nhiên khi không cho bà bầu tiếp xúc với thịt gà sống. Nên chọn trứng gà ta tươi ngon và đặc biệt các thực phẩm phải sạch. Không có mầm bệnh. nấu cháo không nên cho bột ngọt.