Chiều cao, cân nặng của trẻ thể hiện tình trạng sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của con yêu theo từng giai đoạn. Để giúp mẹ theo dõi được chiều cao, cân nặng của trẻ đã đạt chuẩn hay chưa, thừa hay thiếu cân, chậm phát triển hay không? Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra bảng chuẩn chiều cao, cân nặng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 0 – 5 tuổi để các mẹ tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
- 1 1. Những mốc phát triển bình thường về chiều cao, cân nặng của trẻ.
- 2 2. Hướng dẫn cách đo chiều cao và cân nặng cho trẻ
- 3 3. Công thức tính cân nặng và chiều cao cho trẻ
- 4 4. Bé ăn nhiều nhưng vẫn thiếu chất dinh dưỡng là vì đâu?
- 5 5. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn việt nam dành cho bé trai và bé gái
- 6 6. Lời kết
1. Những mốc phát triển bình thường về chiều cao, cân nặng của trẻ.
Thông tin chung về chỉ số tăng trưởng cân nặng
– Trẻ sơ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3kg. Nếu cân nặng dưới 2,5 kg là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai.
– Vào tuần đầu tiên em bé bị sụt cân sinh lí từ 5 – 10% cân nặng.
– Từ tuần thứ 2 trở đi bé bắt đầu tăng cân nhanh.
– 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh, tăng cân từ 1000 – 1200g/tháng.
– 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500 – 600g/tháng.
– 6 tháng tuổi có cân nặng gấp đôi trước sinh.
– 6 tháng tiếp theo chỉ tăng cân từ 300 – 400g/tháng.
– Trẻ 1 tuổi nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9 – 10 kg).
– Giai đoạn từ 1-12 tháng đầu, bé trai có xu hướng nặng cân hơn so với bé gái.
– Trẻ từ 2-10 tuổi cân nặng tăng trung bình 2,4 kg/năm.T
- Từ 10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.
- Từ 5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc mới sinh.
- Bé được 1 tuổi: Tăng gấp ba cân nặng lúc mới sinh.
Thông tin chung về chỉ số tăng trưởng chiều cao
– Trẻ sơ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh, lúc mới sinh chiều cao khoảng 50 đến 53 cm.
– 3 tháng đầu trẻ tăng từ 3 – 4,5cm/tháng.
– 3 tháng tiếp tăng 2cm/tháng.
– Trong 6 tháng đầu, chiều cao của trẻ tăng trung bình 2,5cm/ tháng.
– Trong 6 tháng tiếp theo là 1,5cm/ tháng.
– Khi trẻ 1 tuổi chiều dài gấp 1,5 lần lúc mới sinh (75 cm).
– Trẻ 2 tuổi chiều cao là 86 – 87 cm (bằng ½ chiều cao người trưởng thành).
– Trẻ 3 tuổi có chiều cao là 95 – 96 cm.
– Trong năm thứ 2 và thứ 3, tốc độ tăng chậm lại 10-12 cm/ năm.
– Từ 2 tuổi đến trước tuổi dậy thì, chiều cao tăng bình quân 6-7 cm/ năm.
– Trẻ từ 4 – 10 tuổi chiều cao tăng trung bình 6,2 cm/năm.
Lưu ý chung về sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng của bé
– Trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức có mức tăng trưởng như nhau trong những tháng đầu đời.
– Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 trở đi, các bé uống sữa công thức thường có mức tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa sữa công thức tốt hơn sữa mẹ đâu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ
Chiều cao, cân nặng của bé phụ thuộc vào các yếu tố khác: di truyền, môi trường sống, mức độ luyện tập thể dục thể thao. Vì vậy, mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích trẻ vận động, chơi các trò chơi phát triển chiều cao đối với bé trai như bóng rổ, cầu long, bóng đá…, đối với bé gái như: nhảy dây, nhảy xa, nhảy cao… để bé yêu phát triển chiều cao và duy trì cân nặng lý tưởng nhất.
2. Hướng dẫn cách đo chiều cao và cân nặng cho trẻ
Hướng dẫn chi tiết cách đo chiều cao cho bé
– Đối với trẻ nhỏ:
B1: Mẹ đặt trẻ nằm thẳng trên giường
B2: Dùng thước dây đo chiều dài từ đỉnh đầu của bé đến gót chân.
– Đối với trẻ lớn:
B1: Dùng loại thước đo chiều cao cố định vào tường hoặc thước rời.
B2: Thước đo phải để cố định, thẳng và vuông góc với sàn nhà.
B3: Vạch số 0 sát sàn nhà.
B4: Bé đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường.
B5: Đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường.
B6: Mắt nhìn thẳng phía trước, hai tay xuôi theo thân mình.
B7: Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo.
Lưu ý khi đo chiều cao cho bé
- Mẹ theo dõi chiều cao đơn giản với dụng cụ là thước.
- Luôn bỏ giày, mũ nón trước khi đo.
- Trẻ <24 tháng tuổi đo chiều cao nằm và ≥ 24 tháng tuổi đo chiều cao đứng.
- Đo chiều cao của bé chuẩn xác nhất là vào buổi sáng.
- Bé dưới 3 tuổi có thể đo ở tư thế nằm ngửa.
- Các bé trai sẽ có chiều cao nhỉnh hơn bé gái, mẹ không cần quá lo lắng.
Hướng dẫn chi tiết cách đo cân nặng cho con
– Đối với trẻ nhỏ:
B1: Đặt bé nằm ngửa hoặc cho bé nằm vào thùng giấy để dễ cân.
B2: Mẹ cân lại thùng giấy và trừ đi là được.
– Đối với trẻ lớn:
B1: Cho bé đi đại tiện hoặc tiểu tiện trước khi cân.
B2: Cởi bỏ áo khoác hoặc giày dép và những vật dụng có trọng lượng trước khi cho bé đứng lên cân.
Lưu ý khi mẹ đo cân nặng cho bé
- Mẹ theo dõi cân nặng đơn giản với dụng cụ là cân.
- Để kết quả chuẩn nhất thì mẹ nên đo sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện vào buổi sáng.
- Hàng tháng, mẹ cân trẻ vào một ngày nhất định, mỗi tháng một lần.
- Trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200-400 gram).
- Cân nặng bé sơ sinh trai thường sẽ nhỉnh hơn bé gái nên mẹ không cần quá lo lắng.
3. Công thức tính cân nặng và chiều cao cho trẻ
Công thức tính cân nặng
An = 9,5 kg + 2,4 kg x ( K-1)
An : cân nặng hiện tại bé (kg).
2,4 : cân nặng tăng trung bình trong 1 năm.
K : số tuổi của trẻ (tính theo năm).
9,5 : cân nặng của bé lúc 1 tuổi.
Ví dụ:
- Trẻ 2 tuổi thì cân nặng được tính :
9,5 kg + 2,4 kg x ( K-1) = 9,5 + 2,4 kg x (2-1) =11,9 kg
- Trẻ 3 tuổi thì cân nặng được tính :
9,5 kg + 2,4 kg x (3-1) = 14,3 kg
Công thức tính chiều cao
Bc = 95,5 cm + 6,2 cm x (K-3)
Bc : chiều cao nên có của trẻ (cm).
95,5 : chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi.
6,2 : chiều cao tăng trung bình trong 1 năm.
K : số tuổi của trẻ (tính theo năm).
Ví dụ:
Trẻ 5 tuổi thì chiều cao sẽ là:
95,5 cm + 6,2 cm x (5-3) = 95,5 cm + 6,2 cm x 2 = 107,9 cm
4. Bé ăn nhiều nhưng vẫn thiếu chất dinh dưỡng là vì đâu?
- Thực đơn đủ lượng nhưng không đủ chất.
- Trẻ ăn vặt nhiều hơn là ăn các món chính.
- Cơ địa trẻ kém hấp thu.
Trẻ thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến kém thông minh và thường hay ốm đau, bệnh tật.
Những nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân
- Trẻ đang mắc bệnh nào đó.
- Trẻ chơi đùa quá sức, mất năng lượng nhiều.
- Thực đơn chưa đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ.
- Trẻ ăn ít.
- Trẻ ăn không đủ bữa.
Tình trạng cân nặng của trẻ nhỏ mẹ phải biết
Các mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để biết con có phát triển tốt không, khi thấy trẻ không tăng cân, cần tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục giúp trẻ phát triển tốt nhất. Nếu cần các mẹ có thể đến các chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện về trí não lẫn thể chất.
5. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn việt nam dành cho bé trai và bé gái
Dưới đây là bảng chuẩn chiều cao (cm), cân nặng (kg) của trẻ em Việt Nam 2018 dưới 5 tuổi do bác sĩ Lê Quang Hào – Trung tâm Khám và tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Hà Nội chia sẻ. Bảng được dựa vào chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới WHO 2007.
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai Việt Nam 2018 dưới 5 tuổi
[table id=1 /]
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé gái Việt Nam 2018 dưới 5 tuổi
[table id=2 /]
6. Lời kết
Hi vọng qua bài viết của chúng tôi sẽ giúp cho các bạn có thể theo dõi được sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của các bé phù hợp với từng giai đoạn. Từ đó, bố mẹ có thể biết được chiều cao và cân nặng của con mình đã đạt chuẩn hay chưa để điều chỉnh về chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao hợp lý nhằm tạo cho trẻ có một thân hình khỏe đẹp, phát triển toàn diện và thông minh.
Hồng Nhung says
Cảm ơn bạn, mình đã kiểm tra được chiều cao và cân nặng của con mình chính xác. Thông tin chính xác và dễ áp dụng
Linh Nga says
bé nhà mình đã đạt chuẩn. Cảm ơn bạn nhiều