Xuyên suốt thai kỳ 9 tháng 10 ngày thì cân nặng thai nhi theo tuần tuổi được xem là thước đo đánh giá mức độ phát triển của thai nhi. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần là công cụ đắc lực giúp các mẹ có thể theo dõi tình trạng tăng trưởng và sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi. Trong đó, có 3 cột mốc quan trọng nhất là 12 tuần, 20 tuần và 32 tuần.
Để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé thì các mẹ nên khám thai định kì, bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số thai nhi theo tuần tuổi, trong đó có chiều cao và cân nặng của thai nhi. Cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là yếu tố giúp bác sĩ xác định thai nhi có đang tăng trưởng và phát triển bình thường trong bụng mẹ hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên cho mẹ về chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện và nghỉ ngơi cần thiết để bé yêu phát triển tốt nhất.
Nội Dung Bài Viết
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần mới nhất 2019 ( WHO )
Chiều dài | Cân nặng | |
Tuần thứ 8 | 1.6cm | 1gr |
Tuần thứ 9 | 2.3cm | 2gr |
Tuần thứ 10 | 3.1cm | 4gr |
Tuần thứ 11 | 4.1cm | 7gr |
Tuần thứ 12 | 5.4cm | 14gr |
Tuần thứ 13 | 7.4cm | 23gr |
Tuần thứ 14 | 8.7cm | 43gr |
Tuần thứ 15 | 10.1cm | 70gr |
Tuần thứ 16 | 11.6cm | 100gr |
Tuần thứ 17 | 13cm | 140gr |
Tuần thứ 18 | 14.2cm | 190gr |
Tuần thứ 19 | 15.3cm | 240gr |
Tuần thứ 20 | 16.4cm | 300gr |
Tuần thứ 21 | 25.6cm | 360gr |
Tuần thứ 22 | 27.8cm | 430gr |
Tuần thứ 23 | 28.9cm | 501gr |
Tuần thứ 24 | 30cm | 600gr |
Tuần thứ 25 | 34.6cm | 660gr |
Tuần thứ 26 | 35.6cm | 760gr |
Tuần thứ 27 | 36.6cm | 875gr |
Tuần thứ 28 | 37.6cm | 1005gr |
Tuần thứ 29 | 38.6cm | 1153gr |
Tuần thứ 30 | 39.9cm | 1319gr |
Tuần thứ 31 | 41.1cm | 1502gr |
Tuần thứ 32 | 42.4cm | 1702gr |
Tuần thứ 33 | 43.7cm | 1918gr |
Tuần thứ 34 | 45cm | 2146gr |
Tuần thứ 35 | 46.2cm | 2383gr |
Tuần thứ 36 | 47.4cm | 2622gr |
Tuần thứ 37 | 48.6cm | 2859gr |
Tuần thứ 38 | 49.8cm | 3083gr |
Tuần thứ 39 | 50.7cm | 3288gr |
Tuần thứ 40 | 51.2cm | 3462gr |
Lưu ý:
Giai đoạn trước 20 tuần tuổi, chiều dài của thai nhi được đo từ đầu đến mông bé . Còn từ tuần 21 trở đi thì chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến gót chân.
Trên đây là những chỉ số trung bình về chiều dài và cân nặng thai nhi, nếu con yêu của bạn chênh lệch ít thì bạn cũng không nên lo lắng nhé.
Những điều cần lưu ý để cân nặng thai nhi đạt chuẩn
Mẹ bầu cần quan tâm tới dinh dưỡng trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé phát triển toàn diện, cùng với chế độ ăn uống hợp lý khi mang thai.
Những mẹ nhẹ cân, cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất, chuẩn bị sẵn sàng sức khỏe cho 9 tháng mang thai, bởi mẹ thiếu cân dễ sinh con nhẹ cân.
Những mẹ bị thừa cân, béo phì, tăng chỉ từ 5-8kg khi mang thai sẽ tăng rủi ro sinh bé nhẹ cân.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tránh nhiễm độc thai nghén, sản giật, tăng huyết áp nếu không việc phát triển của thai nhi sẽ bị de dọa và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bà bầu khi mang thai nên thực hiện chế độ ăn theo nguyên tắc “ăn cho cả hai” để thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ bầu ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tuyệt đối không được ăn kiêng khem để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé yêu. Trọng lượng trung bình mẹ cần tăng trong thai kỳ khoảng 10-12kg.
Yếu tố ảnh hưởng cân nặng chuẩn thai nhi
Yếu tố di truyền, chủng tộc, giống nòi là một trong những yếu tố ảnh hướng đến cân nặng của thai nhi.
Mẹ bầu bị tiểu đường, béo phì thường có khả năng sinh con lớn, nặng cân hơn. Chế độ dinh dưỡng của mẹ đầy đủ thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý, còn nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn thì thai nhi cũng bị thiếu chất, nhẹ cân.
Vóc dáng của mẹ cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi.
Nếu mẹ chậm tăng cân thì thai nhi có thể thiếu cân, trẻ sinh ra sẽ không được khỏe mạnh như trẻ bình thường. Nếu mẹ tăng cân quá nhiều, mẹ có nguy cơ sinh mổ do thai quá lớn.
Con thứ thường lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân
Nếu mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng của từng bé cũng nhẹ hơn bình thường.
Dinh dưỡng đầy đủ và tâm lý thoải mái là 2 yếu tố quan trọng giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Bà bầu tăng bao nhiêu cân trong thời gian mang thai là hợp lý?
Bà bầu nên có chế độ ăn uống điều độ, đủ chất, tránh tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều gây ảnh hưởng không tốt cả mẹ và con.
Mức tăng cân bình thường của bà bầu được tính dựa vào chỉ số BMI – chỉ số khối cơ thể theo công thức sau:
BMI = trọng lượng/(chiều cao)2
Đối với các mẹ bầu có cân nặng, chiều cao trung bình (trước khi mang thai) – tức là chỉ số khối cơ thể (BMI) dao động trong khoảng 18,5 – 24,9 thì nên tăng khoảng 10- 15kg trong cả thai kì và chia theo các giai đoạn như sau:
- 3 tháng đầu: tăng 1,5 – 2kg .
- 3 tháng giữa: tăng 4 – 5kg.
- 3 tháng cuối: tăng 4 – 5kg.
Đối với mẹ mang thai đôi, mức tăng cân có thể tăng đến 20kg.
Bà bầu thừa cân thì mức tăng ít hơn, khoảng 1kg trong 3 tháng đầu và khoảng 200 – 300g/tuần sau đó.
Đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng khoảng 2,5kg trong 3 tháng đầu và khoảng 500 – 600g/mỗi tuần sau đó.
Mẹ thường xuyên vận động, tập thể dục, tập Yoga khoảng 30 phút/ngày sẽ giúp cho mẹ và bé khỏe mạnh, thai nhi tăng cân hợp lý.
Sữa bầu sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và đề kháng cho mẹ, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong thời kỳ mang thai.
Lời kết
Mách cho các mẹ một bí mật là mang thai trong độ tuổi 24- 28 tuổi để cho ra những em bé thật khỏe mạnh và thông minh nhé. Các mẹ nên theo dõi bảng cân nặng thai nhi chuẩn này định kỳ để có những biện pháp bổ sung dinh dưỡng cũng như thường xuyện tập thể dục thể thao, chế độ sinh hoạt điều độ, tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng giúp các bé yêu phát triển tối ưu nhất nhé!
minh khuê says
Bé nhà mình tuần thứ 35 mà đã 2.8kg rồi.hjhj.Cảm ơn các bạn nhiều