Những dấu hiệu nhận biết có thai sớm là gì? Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay con gái theo kinh nghiệm dân gian. Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay con gái theo kinh nghiệm dân gian. Hôm nay các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nội Dung Bài Viết
Top 23 dấu hiệu có thai sớm cực chuẩn mẹ không nên bỏ qua
1. Buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi
Lượng hoóc-môn progesterone trong cơ thể mất đi sự cân bằng vốn có gây ra mệt mỏi.
Mẹ mất đi một lượng máu khá lớn để nuôi thai nhi, tim và các cơ quan khác phải làm việc không ngừng nghỉ để tăng cường máu nuôi cơ thể mẹ và thai nhi nên mẹ rất mệt mỏi và buồn ngủ.
2. Buồn nôn
Vào mỗi buổi sáng thức dậy là lúc mẹ cảm thấy dễ buồn nôn nhất.
Tùy theo cơ địa mỗi mẹ, mà cơn buồn nôn đến sớm hay muộn, thông thường thì thai nhi 6 tuần tuổi là mẹ đã cảm thấy dấu hiệu ốm nghén.
Vào 3 tháng giữa thai kì thì triệu chứng ốm nghén sẽ thuyên giảm.
Mẹ đừng quá lo lắng, tình trạng ốm nghén thể hiện con yêu của bạn đang phát triển khỏe mạnh nhé.
3. Đau lưng
Các mẹ tránh nhầm giữa dấu hiệu mang thai với việc sắp đến ngày đèn đỏ nhé.
Nếu mẹ thấy đau lưng ở vị trí thắt lưng gần xương chậu là dấu hiệu dây chằng đang co giãn khi tử cung của mẹ có sự xuất hiện của thai nhi.
4. Đi tiểu nhiều
Sau khi phôi thai được làm tổ trong tử cung, cơ thể sản xuất ra một loại hoóc-môn mang tên là nội tiết tố hCG, loại hoóc-môn này chỉ được tiết ra khi người phụ nữ có thai.
Đây là nguyên nhân khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
Để biết chính xác bạn có thai không thì bác sĩ thường xét nghiệm trong nước tiểu lượng hoóc-môn hCG có cao không.
Sau khi trứng gặp tinh trùng được thụ thai được 6 tuần thì bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.
Khi phôi thai đang được hình thành, dây chằng co giãn khiến bàng quang chịu nhiều áp lực nên dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều hơn.
5. Ra máu báo
5 – 10 ngày sau khi trứng và tinh trùng thụ thai thành công thì dấu hiệu quan trọng cho thấy bạn có thai sớm đó là máu báo.
Máu báo xuất hiện với số lượng ít.
Lúc này phôi thai đã được cấy vào thành của tử cung.
6. Đau ngực
Khi trứng được thụ tinh thì hoóc-môn đã làm cho vú và núm vú to ra và quầng vú thâm sẫm màu hơn, thậm chí bầu ngực nổi rõ các mạch máu.
Lúc này nội tiết tố tăng cao và sự thay đổi hoóc-môn làm cho ngực mẹ căng tức , nhạy cảm hơn và lớn hơn.
Để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa cho em bé bú mẹ, các tuyến sữa ở núm vú cũng phát triển nhanh, khiến đầu vú sưng và thâm lại.
7. Nhiệt độ cơ thể
Từ thời điểm rụng trứng cho đến 2 tuần sau thì nhiệt độ cơ thể mẹ tăng nếu đã qua 2 tuần mà mẹ chưa thấy nhiệt độ cơ thể bình thường trở lại thì khả năng mẹ đã có thai.
8. Trễ kinh nguyệt
Đến kỳ kinh nếu mẹ không thấy có kinh nguyệt thì nguy cơ mẹ có thai là rất cao.
9. Nhạy cảm với mùi
Nhạy cảm với mùi thức ăn lạ, mùi tanh hoặc thức ăn dầu mỡ …là các triệu chứng ốm nghén mà khi bạn có bầu mới có.
Lúc này, bạn né tránh tất cả các thức ăn gây khó chịu cho bạn.
10. Thói quen ăn uống
Nhiều mẹ có thai thì ốm nghén không ăn được gì nhưng nhiều mẹ thì lại thích ăn một số món chua, ngọt.
11. Dịch âm đạo thay đổi
Trong thời gian thai làm tổ ở tử cung, dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn và có sự thay đổi thành màu trắng đục và đặc hơn.
Đây là nguyên lý bảo vệ phôi thai của cơ thể mẹ để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc tinh trùng vào tử cung.
Một dấu hiệu mang thai ít được mẹ để ý là tình trạng tiết dịch âm đạo bất thường.
12. Tâm trạng thất thường
Khi có thai nội tiết tố thay đổi làm các mẹ mệt mỏi. Từ đó làm cho các mẹ bầu thường có tâm lý phức tạp và thất thường trong thời gian thai nghén.
Nhất là khi không được nghỉ ngơi đầy đủ, mẹ sẽ khó tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực, cáu gắt, giận hờn … làm ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.
13. Chóng mặt, dễ ngất xỉu
Một dấu hiệu có thai khác là huyết áp của mẹ tăng hoặc giảm hẳn so với mức bình thường sẽ làm mẹ mệt mỏi.
Do hoạt động của tim và hệ tuần hoàn phải hoạt động không ngừng để duy trì lượng máu cung cấp cho cơ thể mẹ và thai nhi. Nếu thiếu máu sẽ khiến mẹ hoa mắt, chóng mặt và ngất xỉu.
Lượng đường huyết tăng cao, hạ thấp khi cơ thể phải sản xuất máu nhiều hơn để nuôi thai nhi cũng khiến mẹ chóng mặt.
14. Bị táo bón
Do sự tăng trưởng hormone làm rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa và gây ra tình trạng đầy hơi, táo bón.
Do sự tăng trưởng hormone làm các cơ hoạt động của dạ dày và thực quản bị trì trệ. Đây cũng là một dấu hiệu mang thai sớm kèm theo triệu chứng ợ chua.
Sự tăng trưởng của thai nhi trong tử cung ảnh hưởng đến hệ đường ruột của mẹ, gây áp lực lên bàng quang, khiến mẹ đi ngoài khó khăn hơn.
15. Khó thở và hay hụt hơi
Dấu hiệu mang thai khi mẹ đau ngực sẽ kèm theo cảm giác ngực mẹ căng cứng do tăng trưởng hormone thai kỳ, lúc này lượng oxy trong phổi tăng nhiều hơn và khiến mẹ hô hấp khó khăn mỗi khi mẹ nằm ngửa .
16. Chuột rút
Tử cung của mẹ giãn nở để chuẩn bị cho sự xuất hiện của em bé và kéo theo sự co giãn các cơ liên quan.
Triệu chứng chuột rút ở hông, đùi, bắp chân xuất hiện từ tuần 6 thai kỳ.
17. Tăng cân
Mẹ nhận thấy mình tăng cân bất thường là dấu hiệu mẹ đã có thai.
Mẹ thèm ăn hơn bình thường, da dẻ hồng hào thì xin chúc mừng mẹ đã có bé yêu rồi đấy.
18. Đau đầu
Khi thai đã vào tử cung thì lượng hormone progesterone sẽ tăng, cộng với sự thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu khi mang thai.
19. Chảy máu cam
Khi phôi thai được tạo thành thì lượng hormone trong thai kỳ sẽ tác động đến các mạch máu nhỏ trong mũi của bạn, khiến chúng giãn nở để truyền một lượng máu nhiều hơn bình thường.
Điều này sẽ khiến mẹ chảy máu cam.
20. Nám da
Do lượng hormone estrogen và progesteron tăng, cùng với lưu lượng máu tăng cao.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da .
21. Que thử thai xuất hiện 2 vạch
Phương pháp phổ biến nhất để xác định mình có mang thai là dùng que thử thai.
Với phương pháp này, mẹ sẽ nhận được kết quả chính xác đến 97%.
Dùng que thử sau hai tuần trễ kinh hoặc sau khi giao hợp khoảng 3 tuần.
22. Xuất hiện rôm sảy
Nội tiết tố thay đổi cũng sẽ khiến da dẻ mẹ trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt là những vùng da ở nách, cổ, bẹn.
Tình trạng thân nhiệt tăng cao khi mang thai làm phát sinh những vấn đề về da của mẹ như rôm sảy.
23. Bị tưa miệng
Nếu bạn bị bệnh tưa miệng bất thường thì bạn nên kiểm tra xem mình có thai không nhé. Vì bị tưa miệng cũng là một biểu hiện bạn đang mang thai.
Chia sẻ kinh nghiệm dấu hiệu có thai từ các mẹ
1. Quan hệ sau bao nhiêu ngày thì biết mình có thai?
Nếu chu kì đều đặn khoảng 28 đến 30 ngày và bạn quan hệ vào thời điểm từ ngày thứ 14 đến ngày 18 của chu kì thì khả năng thụ thai rất cao
Sau khi quan hệ được khoảng 7 đến 10 ngày là bạn có thể biết mình có mang thai hay không.
Trường hợp chu kì kinh nguyệt không đều, nếu đang mong con thì có thể áp dụng canh trứng, soi trứng rụng để quan hệ đúng thời điểm.
2. Khi nào nên thử thai?
Nên thử thai sớm nhất sau 7-10 ngày quan hệ.
Nếu bạn sử dụng que thử thai đúng theo hướng dẫn sử dụng và chất lượng que thử thai tốt thì kết quả cho ra 2 vạch báo thai là chính xác.
Tuy nhiên bạn nên thử thai lần 2 sau lần thử thứ nhất từ 5 đến 7 ngày sau đó.
3. Xét nghiệm máu để phát hiện có thai có chính xác không?
Thử beta HCG của máu nếu kết quả lớn hơn 5 thì chắc chắn đây là dấu hiệu có thai chính xác 100%.
Kết quả thử thai bằng xét nghiệm máu luôn được đánh giá cao hơn kết quả thử thai bằng que thử.
4. Phân biệt dấu hiệu nhận biết có thai với triệu chứng mang thai giả?
Có 2 lý do dẫn tới việc phụ nữ mường tượng mình mang thai giả.
- Lo sợ mang thai ngoài ý muốn( quan hệ không dùng biện pháp tránh thai).
- Phụ nữ đang mong có con mãnh liệt(thả mãi không dính, vô sinh, sảy thai liên tiếp… )Bất cứ một sự thay đổi hơi khác lạ nào trên cơ thể họ cũng để ý và đánh đồng với việc rằng phôi thai đã hình thành, là dấu hiệu mang bầu và trong bụng đang có em bé.
Những triệu chứng mang thai giả phổ biến nhất:
- Chậm kinh, kinh nguyệt thất thường.
- Ngực căng và đau:
- Mang thai thật sẽ căng ngực và đau núm vú.
- Mang thai giả: căng ngực nhưng đau xung quanh núm vú (dấu hiệu trước kỳ kinh nguyệt).
- Cảm nhận bụng sưng và to: ảo giác của phụ nữ mà thôi.
- Cảm nhận thai máy – cử động thai: Thai máy xuất hiện lần đầu tiên khi thai nhi được 18-20 tuần tuổi. Cảm giác bụng “động đậy” là dấu hiệu mang thai giả.
- Buồn nôn, đầy bụng: cảm giác khó chịu này cũng có thể là báo hiệu trước kỳ kinh hoặc từ dạ dày đang bị ách tắc, khó tiêu hóa.
Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay con gái theo kinh nghiệm dân gian
1. Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai
– Tay và da khô ráp.
– Bụng bầu thấp.
– Nước tiểu có màu vàng sang.
– Nhịp tim của mẹ < 140/phút.
– Đường chỉ đen ở bụng chạy thẳng một mạch từ bụng đến rốn.
– Thèm ăn đồ chua.
– Dùng dây chỉ buộc chiếc nhẫn cưới vào và giơ ra trước bụng bầu. Nếu chiếc xoay tròn thì bạn đang mang thai bé trai.
2. Dấu hiệu nhận biết mang thai bé gái
– Phần hông và phần sau của bạn trở nên nặng nề hơn.
– Ngực trái to hơn ngực phải.
– Nhịp đập tim đo được 140 lần /phút.
– Tóc xuất hiện những sợi màu đỏ.
– Bụng của bạn cao.
– Thèm ăn đồ ngọt, hoa quả, uống nước cam.
– Tâm trạng hay buồn rầu.
– Khuôn mặt nổi nhiều mụn hơn thường ngày.
– Đường chỉ đen ở bụng cong và nhạt.
– Nước tiểu có màu vàng đục.
– Dùng dây chỉ buộc chiếc nhẫn cưới vào và giơ ra trước bụng bầu. Nếu chiếc xoay tròn thì bạn đang mang thai bé gái.
Lời kết
Trên đây là một vài kinh nghiệm để nhận biết các dấu hiệu mang thai sớm mà chúng tôi chia sẻ cho các bạn. Chúc các bạn luôn khỏe đẹp.
minh châu says
cảm ơn b.mình đã có thai rồi.hjhj