Làm cách nào để trẻ hạ sốt nhanh và an toàn? Đây là vấn đề làm nhiều mẹ phải cuống cuồng và lo lắng. Hôm nay, chúng tôi sẽ mách cho các bạn bí quyết sử dụng miếng dán hạ sốt an toàn, hiệu quả giúp trẻ hết sốt và mau khỏe. Các mẹ cùng đọc nhé!
Nội Dung Bài Viết
- 1 Nguyên nhân trẻ bị sốt là gì?
- 2 Khi sốt bé thường có những biểu hiện gì?
- 3 Công dụng của miếng dán hạ sốt cho trẻ nhỏ
- 4 Phản ứng phụ khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé
- 5 Những lưu ý khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ
- 6 Trẻ sốt bao nhiêu độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt
- 7 Các cách hạ sốt nhanh tại nhà an toàn và nhanh chóng cho trẻ
- 8 Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt tại nhà
- 9 Cha mẹ hại con khi làm những điều này lúc trẻ bị sốt
- 10 Khi nào bạn nên đưa trẻ đi bệnh viện?
- 11 Lời kết
Nguyên nhân trẻ bị sốt là gì?
- Nhiễm trùng:
- Phần lớn do nhiễm trùng hoặc nhiễm một bệnh nào đó. Sốt là cách cơ thể phản ứng với nhiễm trùng bằng việc kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.
- Tiêm chủng:
- Sau khi tiêm phòng trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt
- Mặc quá nhiều quần áo, ủ trẻ quá kỹ
- Nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng, trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, rất dễ bị sốt do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.
- Mọc răng:
- Việc mọc răng làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ sốt nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38oC, nhiều khả năng bé sốt là do nhiễm bệnh nào đó.
- Một số bệnh khác:
- Nhiễm khuẩn hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng.
- Các bệnh nhiễm trùng : sốt rét, sốt xuất huyết, sởi…
- Các nguyên nhân gây trẻ sốt từ 7 ngày trở lên:
- Nhiễm trùng tiết niệu.
- Lao.
- Bệnh hệ thống.
- Áp xe sâu.
- Viêm nội tâm mạc.
- Sốt rét.
- Thương hàn.
Khi sốt bé thường có những biểu hiện gì?
- Thân nhiệt cao hơn 37,5oC.
- Trẻ quấy khóc, hay dễ cáu.
- Bỏ bú, bỏ uống nước, chán ăn.
- Ngủ li bì.
- Mệt mỏi.
- Lơ mơ.
- Thở gấp
Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như: khó thở, tím tái, ngủ li bì , rét run, xuất huyết, co giật, nôn, vật vã hay hôn mê.
Những tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Công dụng của miếng dán hạ sốt cho trẻ nhỏ
- Giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng khi trẻ bị sốt .
- Giúp trẻ hạ sốt trong nhiều giờ.
- Ít có tác dụng phụ.
- Miếng dán lên trán, không qua đường uống nên trẻ không bị nôn ọe.
Phản ứng phụ khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé
Dị ứng da
Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm và non nớt nên khi sử dụng miếng dán có chứa tinh dầu như menthol có thể sẽ khiến trẻ bị dị ứng: nổi mẫn đỏ.
Ảnh hưởng hệ hô hấp
Những trẻ sốt do viêm phổi thì không nên dùng miếng dán vì tinh dầu sẽ làm phổi bé phải hoạt động nhiều hơn, từ đó bé sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải hô hấp với lượng menthol lớn trong phổi.
Biến chứng nguy hiểm khác
Miếng dán hạ sốt cho trẻ không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ có tác dụng hạ sốt cho bé.
Một số trường hợp trẻ sốt quá cao mà điều trị tại nhà bằng miếng dán hạ sốt sẽ không giúp bệnh bé giảm bớt mà còn khiến trẻ co giật và gây biến chứng về não, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.
Những lưu ý khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ
- Mua những loại miếng dán có thương hiệu, uy tín và chất lượng.
- Kiểm tra hạn sử dụng của miếng dán.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trên bao bì
Trẻ sốt bao nhiêu độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Trẻ sốt từ 38.5 độ thì cho trẻ uống thuốc và dùng các biện pháp hạ sốt nhanh tại nhà như dưới đây:
Các cách hạ sốt nhanh tại nhà an toàn và nhanh chóng cho trẻ
- Cho trẻ uống nhiều nước ( Nước Oresol ) là cách hạ sốt đơn giản, hiệu quả. Đồng thời bù được lượng nước mà cơ thể bé mất do sốt.
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát giúp bé tỏa nhiệt.
- Làm mát trung tâm:
- Lau mát người bé bằng nước ấm: lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt.Bổ sung vitamin C: uống nước cam vắt.
- Bổ sung canxi: chế độ ăn giàu canxi.
- Hạ sốt bằng cách dùng tinh dầu xoa bóp.
- Dùng thuốc hạ sốt.
Lưu ý: Những trường hợp trẻ uống thuốc hạ sốt mà không đỡ sốt , có thể trẻ nhiễm bệnh khác, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt tại nhà
- Không nên ủ ấm, mặc nhiều quần áo khi trẻ đang sốt.
- Không nên để trẻ một mình khi đo nhiệt độ.
- Nên cho bé mặc đồ thoáng mát, rộng rãi để bé dễ tỏa nhiệt.
- Không nên cho trẻ ở trong phòng quá kín.
- Đừng phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ.
- Không nên dùng khăn lạnh, giấm, nước đá, cồn hay rượu để lau hạ sốt cho trẻ. Vì làm vậy trẻ dễ bị nhiễm lạnh.
- Để hình thành cơ chế phòng vệ thì không nên cho trẻ uống thuốc ngay khi trẻ vừa sốt.
- Nếu bé sốt dưới 38,5oC, bạn chỉ cần áp dụng lau nước ấm cho trẻ tại nhà và theo dõi trong 1 -2 ngày, không dùng thuốc hạ sốt trong lúc này.
- Nếu sau 1 -2 ngày, tình trạng sốt của bé không giảm, hãy đưa con đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán.
- Không nên cho chanh vào miệng khi đang co giật để giảm sốt sẽ khiến bé bị rộp miệng, phỏng lưỡi, phỏng mắt hoặc ngạt thở.
- Nếu con bị sốt có kèm co giật, bạn không nên dùng vật cứng để nhét miệng bé hay ôm bé lại (bé sẽ bị khèo). Cho con nằm nghiêng và theo dõi con chặt chẽ, chú ý thời gian mỗi cơn co giật kéo dài bao lâu để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi cần thiết.
- Không sử dụng các bài thuốc dân gian để hạ sốt cho trẻ. Vì những bài thuốc này chưa được kiểm chứng y khoa nên dễ bị tác dụng phụ.
- Không tự truyền dịch cho bé mà không có chỉ định của bác sỹ.
- Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có thể gây tổn thương não của trẻ
Cha mẹ hại con khi làm những điều này lúc trẻ bị sốt
- Uống thuốc hạ sốt quá sớm.
- Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt dưới 38.5 độ C.
- Lạm dụng thuốc động kinh
-
Đối với trẻ sốt cao hay bị co giật:
- Bố mẹ không nên cho con uống thuốc động kinh, thuốc an thần để đề phòng.
- Với trẻ co giật, bố mẹ hay dùng đũa, ngón tay chèn vào miệng trẻ để đỡ cắn lưỡi.
- Qua theo dõi cấp cứu nhi khoa cho thấy không nên làm thế.
- Khi trẻ đang co giật không nên cho uống hay làm gì, vì có thể gây sặc. Đợi hết cơn, cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn kế tiếp rồi đưa trẻ đến bệnh viện.
- Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc.
- Không nên vuốt, day ngực trẻ.
-
Uống xen kẽ các thuốc hạ sốt
- Hiện có 2 loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel.
- Với paracetamol, khoảng cách dùng từ 4-6 tiếng, trong khi inbulfen là 6-8 tiếng.
- Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau, thời gian uống khác nhau, bố mẹ dễ bị nhầm, dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn đối với trẻ.
-
Tự chia liều nhét hậu môn
- Liều lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được bẻ hay nhét nhiều viên cùng 1 lúc.
-
Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt
- Không được chườm lạnh khi trẻ bị sốt, vì như thế trẻ dễ bị cảm lạnh, dẫn đến bệnh nặng hơn. Bố mẹ nên dùng nước ấm lau trán, 2 bên nách, bẹn cho trẻ.
- Không được lau lưng và bụng trẻ, làm như thế trẻ dễ bị nhiễm lạnh và tệ hơn là viêm phổi
Khi nào bạn nên đưa trẻ đi bệnh viện?
- Trẻ sơ sinh 0-3 tháng sốt từ 38oC trở lên.
- 3 – 5 tháng tuổi, sốt lên đến 38°C hay cao hơn.
- 6 tháng tuổi, sốt khoảng 39°C hoặc cao hơn.
Ngoài ra, không cần biết trẻ ở độ tuổi nào, nếu bạn thấy trẻ có dấu hiệu khác thường hay triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng như khó thở hay xuất hiện vết tím trên da, hãy đưa con đến bệnh viện ngay lập tức
Lời kết
Qua bài viết trên, Mymall.vn hi vọng bố mẹ đủ sáng suốt để chăm con thật tốt và có các biện pháp xử lí kịp thời khi trẻ bị sốt. Chúc các bé luôn khỏe, đẹp.
kim thoa says
Cảm ơn những kinh nghiệm của ad
thanh lài says
thông tin hay và bổ ích.cảm ơn b