Kem chống nắng có SPF cao (hệ số chống nắng) có bảo vệ da tốt hơn loại có SPF thấp hơn không?
Nội Dung Bài Viết
Chỉ Số SPF Trên Kem Chống Nắng Là Gì
Trước tin chúng ta cùng làm rõ chỉ số SPF của kem chống nắng là gì:
SPF (Sun Protection Factor): đây là chỉ số thể hiện mức độ bảo vệ da khỏi bị cháy nắng của kem chống nắng.
Theo như tổ chức FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ): Tất cả các loại kem chống nắng được kiểm tra để đo lượng bức xạ tia cực tím cần thiết để gây cháy nắng khi sử dụng kem chống nắng và khi không sử dụng kem chống nắng. Sau đó, sản phẩm sẽ được gắn nhãn với giá trị SPF phù hợp. Giá trị SPF cao hơn (lên đến 50) cung cấp khả năng chống cháy nắng tốt hơn.
Có một quan niệm sai lầm phổ biến về chỉ số SPF liên quan đến thời gian bảo vệ da khỏi các tia cực tím. Ví dụ, Nhiều người tin rằng, nếu họ thường bị cháy nắng 10 phút thì kem chống nắng SPF 15 cho phép họ ở dưới ánh mặt trời 150 phút (tức là 15 lần lâu hơn) mà không bị cháy nắng. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai.
Tuy nhiên, một người khi sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF cao hơn thì họ có thể ở ngoài trời lâu hơn.
Nhưng có phải chỉ số SPF càng cao càng tốt?
Điều Gì Xảy Ra Khi SPF Vượt Quá 50?
1. Hiệu quả chống nắng cao hơn không đáng kể
Mọi người vẫn tin rằng kem chống nắng có SPF càng cao thì hiệu quả càng tốt. Điều này không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng, và hiệu quả chênh lệch giữa một loại SPF 50 và một loại SPF nhiều hơn 50 là không đáng kể.
Thông thường, kem chống nắng có chỉ số SPF 50 đã có khả năng chống lại 98% tia UVB rồi. Nên nếu sử dụng đúng cách, các sản phẩm có SPF từ 30 đến 50 là có hiệu quả chống nắng phù hợp nhất, cho dù là đối với những người có làn da cực kì nhạy cảm và dễ bị cháy nắng.
2. Các sản phẩm có độ SPF cao chưa chắc đã thực sự có SPF cao như thế
Khi nhãn hiệu Procter & Gamble (P&G) thử nghiệm sản phẩm SPF 100 của đối thủ cạnh tranh tại năm phòng thí nghiệm khác nhau, kết quả thực sự thì sản phẩm ấy chỉ đạt được hiệu quả tương đương với những sản phẩm có SPF 37 và SPF 75.
Công ty xác định rằng sự khác biệt rất nhỏ trong điều kiện thử nghiệm có thể có ảnh hưởng đáng kể đến SPF được tính toán. Trong trường hợp này, sự thay đổi 1,7% trong truyền dẫn ánh sáng tạo ra một phép đo SPF 37 thay vì 100.
Trong một bức thư gửi FDA, P&G cảnh báo rằng ánh sáng UV cường độ cao được sử dụng trong các xét nghiệm SPF trong phòng thí nghiệm đã cho thấy các sản phẩm chống nắng với chỉ sổ SPF cao có giá trị rất đáng ngờ. Không phải chỉ số SPF ghi trên nhãn chai sẽ là chỉ sổ thực của sản phẩm, bởi vậy gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và có thể ảnh hưởng không tốt đến quyết định mua hàng của họ.
3. Người tiêu dùng sử dụng sai cách những loại kem chống nắng có SPF cao
Các sản phẩm có độ SPF cao có xu hướng làm cho người dùng tắm nắng lâu hơn và phơi sáng quá nhiều với cả tia UVA và UVB, họ thậm chí là yên tâm ngủ một giấc dài dưới nắng.
Việc kéo dài thời gian tắm nắng chỉ dựa vào một loại kem chống nắng này là hoàn toàn sai lầm và không hề an toàn như người ta vẫn lầm tưởng. Kết quả là, họ nhận được càng nhiều vết cháy nắng do UVB gây ra và có khả năng hấp thụ bức xạ UVA gây hại nhiều hơn.
Philippe Autier, một nhà khoa học trước đây thuộc Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới, đã tiến hành nhiều nghiên cứu về tắm nắng và tin rằng các sản phẩm có độ SPF cao thúc đẩy những thay đổi sâu sắc dưới tác động của ánh nắng mặt trời.
Trong hai nghiên cứu, Autier xác nhận rằng các du khách châu u dành nhiều thời gian tắm nắng dưới ánh mặt trời lâu hơn nếu họ sử dụng loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30 thay vì một sản phẩm có SPF 10. Và nếu đạt đến SPF 50 thì việc để da tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp này lại càng lâu hơn nữa.
4. Các sản phẩm có SPF cao càng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Các sản phẩm có độ SPF cao đòi hỏi nồng độ cao hơn các hóa chất lọc tia bức xạ mặt trời so với kem chống nắng có độ SPF thấp. Một số thành phần này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe khi chúng thâm nhập vào da, và có liên quan đến tổn thương các mô và phá vỡ các hormone tiềm ẩn.
Một số khác có thể gây phản ứng dị ứng trên da. Nếu các nghiên cứu cho thấy rằng các sản phẩm có độ SPF cao là tốt hơn trong việc giảm tổn thương da và nguy cơ ung thư da do tia UVB, thì đổi lại sẽ làm tăng nguy cơ làn da tiếp xúc với hóa chất độc hại, không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hãy thận trọng khi lựa chọn chỉ số chống nắng. Tốt nhất nên chọn loại SPF dưới mức 50.
FDA từ lâu đã cho rằng SPF cao hơn 50 là rất có hại. Các sản phẩm kem chống nắng giới hạn ở SPF 50 tại Nhật Bản và “50+” ở các nước châu âu, Canada và Úc. Trong năm 2011, FDA đã đề xuất một quy định cấm các nhãn cao hơn SPF 50+, tuy nhiên chưa hoàn toàn được thực thi và áp dụng.
Những Lưu Ý Khi Lựa Chọn Kem Chống Nắng
- Bạn nên chọn một sản phẩm có khả năng chống nắng "phổ rộng ", có nghĩa là nó bảo vệ chống lại cả hai tia UVB và UVA. Cả hai tia UVA và UVB đều góp phần gây ung thư da theo thời gian.
- Kem chống nắng của bạn cũng nên có SPF trong khoảng từ 30 đến 50, không nên vượt quá mức 50 và nên có khả năng chịu nước, thấm mồ hôi trong 40 hoặc 80 phút hoạt động.
- Chọn sản phẩm phù hợp với loại da. Ví dụ, nếu bạn có làn da nhờn thì nên chọn loại có khả năng kiềm dầu, da khô thì chọn sản phẩm có thành phần dưỡng ẩm, da nhạy cảm thì nên chọn các loại có thành phần dịu nhẹ, nguồn gốc từ tự nhiên, tránh các loại chứa cồn, da mụn thì chọn kem chống nắng chứa thành phần có khả năng kháng khuẩn.
- Chọn nhãn hiệu kem chống nắng uy tín, tránh các loại bán tràn lan để chống hàng giả, hàng nhái.
- Đối với các loại có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, chỉ có 26% đạt hiệu quả chống nắng phù hợp nhất, trong khi đó, 58% các loại có chứa thành phần hóa học có hiệu quả chống nắng tốt hơn.
- Hạn chế các hoạt động ngoài trời từ 10h sáng đến 4h chiều nếu có thể, mặc quần áo chống nắng.
- Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, uống nhiều nước và kết hợp với một liệu pháp chăm sóc da hiệu quả.
Các bạn nên xem lại nhãn chai kem chống nắng của mình, từ chỉ số chống nắng đến các thành phần, liệu đã thực sự phù hợp và an toàn cho làn da của bạn? Nếu chưa, hãy thay đổi nhanh trước khi gặp phải những vấn đề không mong muốn do chính loại kem chống nắng yêu thích mà mình vẫn luôn sử dụng mang lại nhé! Chúc các bạn luôn vui khỏe và hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích!